Nhà khoa học nói gì về sâm Lai Châu?
Trước giai đoạn lượt về V-League 2024 - 2025, CLB Hà Nội nhận được bản hợp đồng tài trợ "khủng" từ Tập đoàn Hanaka (Bắc Ninh). Doanh nghiệp này tài trợ cho CLB Hà Nội 18 tỉ đồng theo bản hợp đồng có thời hạn đến ngày 10.2.2026, đồng nghĩa kéo dài 1,5 mùa giải. Thỏa thuận này đánh dấu sự hợp tác quan trọng giữa hai bên, không chỉ góp phần giúp CLB Hà Nội nâng cao chất lượng chuyên môn, mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của bóng đá Việt Nam."Thay mặt CLB Hà Nội, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tập đoàn Hanaka. Khoản tài trợ trị giá 18 tỉ đồng này không chỉ giúp CLB Hà Nội có thêm nguồn lực trong công tác đào tạo, phát triển cầu thủ, mà còn là động lực để chúng tôi tiếp tục hướng tới những thành tích cao hơn, cống hiến những trận đấu chất lượng và giàu cảm xúc cho người hâm mộ", Chủ tịch CLB Hà Nội Đỗ Vinh Quang chia sẻ tại lễ ký kết.CLB Hà Nội là một trong những đội bóng giàu thành tích nhất Việt Nam, với kỷ lục 6 lần vô địch V-League, 3 Cúp quốc gia và 5 Siêu cúp quốc gia.Thành công của bóng đá Việt Nam thời gian qua như kỳ tích á quân U.23 châu Á 2018, những tấm HCV SEA Games, AFF Cup… có dấu ấn đậm nét từ những cầu thủ hoặc cựu cầu thủ CLB Hà Nội. Gần nhất, 5 cầu thủ của CLB Hà Nội là Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long, Tuấn Hải, Xuân Mạnh đều góp mặt trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, ghi dấu ấn trong cả 3 bàn thắng vào lưới chủ nhà Thái Lan để giúp đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch.18 tỉ đồng tài trợ này là nguồn động lực rất lớn cho CLB Hà Nội trước thềm giai đoạn lượt về V-League 2024 - 2025. Sau 13 lượt trận, CLB Hà Nội tạm xếp thứ 4 với 20 điểm.Mặc dù thất thế trong cuộc đua vô địch, nhưng CLB Hà Nội vẫn được đánh giá rất cao ở khả năng bứt tốc trong giai đoạn lượt về. Xuyên suốt 16 mùa giải cho đến trước V-League 2024 - 2025, CLB Hà Nội chỉ một lần đứng thứ 4, còn lại luôn có mặt trong tốp 3 vào cuối mùa.Bất ngờ với 'Vùng lụa' lung linh đáy nước in trời của Bùi Chát
Ở lĩnh vực sân khấu, nghệ sĩ Quốc Thảo vui mừng trước sự nở rộ của sân khấu xã hội hóa tại TP.HCM, song ông cũng đề nghị nhà nước nên có sự đầu tư với các tác phẩm chất lượng, đặc biệt là những vở kịch hay về đề tài lịch sử.
VIFA EXPO 2024: Nơi kết nối cung - cầu nội thất Việt Nam và thế giới
Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được in năm 1978 ở NXB Tác phẩm mới. Đây là tập thơ đầu tay tôi viết suốt 5 năm ở chiến trường, từ lúc mới đặt chân lên Trường Sơn. Năm 1977 tôi được in tập trường ca đầu tiên Những người đi tới biển (NXB Quân đội Nhân dân). Cái viết trước lại được in sau, nhưng tôi vui lắm, vì tới năm 1978 tôi mới có hai tác phẩm này. Hồi đó, được in, được trả nhuận bút, là sướng lắm rồi.Nhưng năm 1978 tôi gặp một tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm bệnh viện từ mùa thu năm 1978 tới mùa hè năm 1979. Chuyện tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được Hội đồng chấm giải thưởng Hội Nhà văn VN xem xét, tôi hoàn toàn không biết. Hồi đó, thông tin là điều ai cũng muốn mà không có.Mùa thu năm 1979, tôi rời Trại sáng tác Quân khu 5, từ Đà Nẵng chuyển về Quy Nhơn, từ anh chàng trung úy chuyển thành một cán bộ dân sự, tôi cũng chẳng có ý kiến gì. Trên vai một ba lô về Quy Nhơn, tôi tấp ngay vào căn phòng 12 m2 Báo Nghĩa Bình phân cho vợ tôi. Thế là có một gia đình, lại có nhà ở, dù nhà "nắng dột nắng mưa dột mưa" nhưng với vợ chồng tôi, thế cũng là quá ổn.Về Quy Nhơn ít ngày, tôi mới biết mình được giải thưởng Hội Nhà văn, do đọc báo thấy in tin này. Chỉ biết vậy thôi chứ cũng chưa biết thêm tin gì. Tôi vui, dĩ nhiên, nhưng niềm vui cũng không hề ồn ào, vui vậy thôi.Sau đó ít lâu tôi nhận được thư Hội Nhà văn thông báo chính thức mình được giải, đây là giải thường niên của Hội Nhà văn VN, nhưng được tổ chức xét thưởng và trao lần đầu. Có hai giải, giải thưởng thơ và giải thưởng văn xuôi. Tôi nhớ, có hai tác giả nhận giải văn xuôi, nhưng bây giờ không nhớ tên tác giả, vì đã 46 năm rồi còn gì.Nếu chỉ được nhận giải thưởng, cả nhận tiền thưởng, thì cũng chưa có chuyện gì đáng nói. Phải mấy năm sau, hình như vào năm 1982 - 1983 gì đó, nhà văn Nguyễn Thành Long, quê Quy Nhơn, ông về công tác và thăm mẹ mình, người mẹ tảo tần bán tạp hóa ở chợ Lớn Quy Nhơn, ông gặp và tới nhà tôi chơi, anh em tâm sự, ông kể tôi nghe, tôi mới biết chuyện. Thì ra, tôi có được giải thưởng này cũng không hề dễ dàng. Nhà văn Nguyễn Thành Long là thành viên Hội đồng chấm giải, từ sơ khảo tới chung khảo, nên "rành sáu câu" chuyện xét giải này. Ông kể, ở vòng chung khảo, tập thơ tôi đã may mắn lọt vào, nhưng bấp bênh lắm. Vì chỉ còn hai tập thơ, hai tác giả ở vòng cuối cùng này, và hai chọn một. Tôi phải đối đầu với một "cây đa cây đề" thơ Việt Nam, là nhà thơ Huy Cận.Ông Huy Cận có tập thơ Ngôi nhà giữa nắng in ở NXB Văn học năm 1978. Tôi thì chỉ có một dấu chân nhỏ bé qua trảng cỏ hoang dại, coi bộ chuyện này là "trứng chọi với đá" rồi. Tôi lúc ấy là nhà thơ trẻ, nếu bị "out" (loại) cũng là chuyện bình thường. Nhưng câu chuyện nhà văn Nguyễn Thành Long kể với tôi, sau đó ông đã viết thành sách, có một chi tiết không có trong sách của ông, tôi sẽ nói sau.Trong cuốn Chế Lan Viên - người làm vườn thế kỷ, ở bài Hai câu chuyện về Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Thành Long viết: "Câu chuyện thứ hai thuộc về văn học, sự lựa chọn một trong hai tác phẩm về thơ của Thanh Thảo và Huy Cận (giải thưởng thơ thường niên của Hội Nhà văn VN năm 1979). Chế Lan Viên ở TP.HCM mới ra, hôm trước đã "xạc" tôi một trận không đúng phép tắc cho lắm: "Huy Cận dạy Thanh Thảo chứ Thanh Thảo dạy Huy Cận à?".Vấn đề này hôm sau chuyển vào cuộc họp. Xuân Diệu và Chế Lan Viên nói suốt buổi, Thanh Thảo có cơ mất giải thưởng. Đến phút quyết định, Chế Lan Viên cầm tập thơ của Thanh Thảo (Dấu chân qua trảng cỏ) đứng lên và nói: "Hãy khoan, những câu thơ như những câu này, Huy Cận không viết được thật, anh Xuân Diệu ạ". Xuân Diệu đang phản bác hăng hái, bỗng trở nên hiền lành hẳn. Xuân Diệu nói: "Mà tôi không hiểu sao cái cậu Thanh Thảo ấy làm được những câu thơ như thế mà không biết".Trong câu chuyện nói riêng với nhau, anh Nguyễn Thành Long còn kể tôi nghe chi tiết này: Khi cuộc tranh luận ở Hội đồng xét giải có vẻ "bất phân thắng bại", đột nhiên nhà thơ Chế Lan Viên đưa ra giải pháp: "Tôi đề nghị mỗi thành viên Hội đồng để hai tập thơ trước mặt, xin các anh mở bất kỳ một trang trong tập thơ Huy Cận và đọc to lên, sau đó mở bất kỳ một trang trong tập thơ Thanh Thảo và đọc, chúng ta sẽ có kết luận". Sau màn đối chất thơ vừa bất ngờ vừa thú vị này, cả Hội đồng xét giải thơ đã đi tới đồng thuận, rất nhẹ nhàng. Đó là sự lựa chọn vừa công bằng vừa nghiêm túc. Người có tác phẩm được chọn trao giải rất vui, mà người không được chọn cũng chẳng buồn.Phải nói, 46 năm trước, Hội đồng chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà văn đã lựa chọn tác phẩm ở vòng chung khảo như vậy. Các hội đồng xét giải của Hội Nhà văn chúng ta bây giờ rất nên tham khảo cách xét chọn vừa vô tư vừa thú vị này, để "không ai bị bỏ lại phía sau", dù không nhận được giải thưởng.Sau khi nhận giải thưởng mấy năm, tới năm 1983, tôi mới được gặp trực tiếp nhà thơ Xuân Diệu. Cuộc gặp gỡ bên ly bia rất vui, từ đó cho tới cuối đời, nhà thơ Xuân Diệu coi tôi như một đứa em ruột. Ông rất thương tôi, và tôi thường đi với ông về vùng quê Tuy Phước là quê mẹ của Xuân Diệu.
Ở năm 2024, Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh đã cùng nhau thiết lập cột mốc mới cho billiards carom 3 băng Việt Nam, với lần đầu tiên đăng quang giải vô địch đồng đội thế giới. Bộ đôi cơ thủ xuất sắc của Việt Nam đã đánh bại cặp VĐV của Tây Ban Nha trên loạt đánh luân lưu (đánh song tô: hai cơ thủ thay phiên nhau thực hiện lượt cơ). Trước đó, Trần Quyết Chiến (cùng một đồng đội) đã từng nhiều lần chinh chiến tại đấu trường này, nhưng thành tích tốt nhất chỉ là góp mặt ở vòng tứ kết.Giải vô địch đồng đội thế giới 2025 cũng được tổ chức ở Viersen (Đức), và đại diện Việt Nam tranh tài vẫn là cặp đôi Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh.Theo đó, 16 đội tuyển góp mặt được chia đều vào 4 bảng đấu (mỗi bảng 4 đội). Đội tuyển billiards carom 3 băng Việt Nam nằm ở bảng C với đội Bỉ, Thuỵ Điển và đội Jordan. Đội Bỉ không có sự phục vụ của 2 tay cơ mạnh nhất là Frederic Caudron và Eddy Merckx. Hai cơ thủ Bỉ dự giải lần này là Peter Ceulemans và Roland Forthomme đều nằm ngoài tốp 10 thế giới.Trong khi đó, đội Thụy Điển là những gương mặt quen thuộc: huyền thoại sống Torjorn Blomdahl và Michael Nilsson. Cặp đôi cơ thủ Thụy Điển đã cùng nhau vô địch đồng đội thế giới 7 lần, vào các năm 2000, 2001, 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009. Đội bị đánh giá yếu nhất bảng là Jordan, với Mashhour Abu Tayeh (đứng hạng 74 thế giới) và Ahmed Al Ghababsheh (hạng 176 thế giới).Đối thủ đầu tiên của đội Việt Nam tại giải vô địch đồng đội thế giới carom 3 băng 2025 là đội Jordan, vào lúc 20 giờ ngày 13.3. Theo đó, Trần Quyết Chiến gặp Mashhour Abu Tayeh, còn Bao Phương Vinh chạm trán với Ahmed Al Ghababsheh. Trước đó, cơ thủ số 1 Việt Nam Trần Quyết Chiến từng cho biết: "Mục tiêu đầu tiên của tôi trong năm 2025 là bảo vệ chức vô địch đồng đội thế giới cùng với Bao Phương Vinh".Ở vòng bảng, các đội sẽ thi đấu theo thể thức vòng trong 1 lượt, để tính điểm và xếp hạng. Đội đứng nhất và nhì ở mỗi bảng giành quyền góp mặt ở vòng tứ kết. Từ vòng tứ kết trở đi sẽ đấu loại trực tiếp. Hai cơ thủ cùng đội sẽ thi đấu trên hai bàn khác nhau. Nếu đội có kết quả 1 người thắng, 1 người thua thì sẽ bước vào đánh loạt luân lưu quyết định. Ở loạt luân lưu, cả 4 cơ thủ sẽ cùng nhau thi đấu trên 1 bàn, đánh theo thể thức song tô (thay phiên nhau thực hiện lượt cơ). Đây là thể thức tạo nên sự hấp dẫn của giải vô địch billiards carom 3 băng đồng đội thế giới.Bảng A: đội Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Colombia, Bồ Đào Nha. Bảng B: đội Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mexico. Bảng D: Hà Lan, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ. Giải đấu cũng có sự hiện diện của các tay cơ tốp đầu thế giới như Dick Jaspers (đương kim số 1 thế giới, Hà Lan), Sameh Sidhom (Ai Cập), Cho Myung-woo (Hàn Quốc), Heo Jung-han (Hàn Quốc), Jeremy Bury (Pháp).
Món bánh gây thương nhớ ở Quảng Bình du khách nên nếm thử một lần
Ngày 2.3, tại Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) diễn ra chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức. Chương trình được tường thuật trực tuyến trên nhiều kênh của Báo Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên, với sự hỗ trợ đường truyền tốc độ cao của VNPT Quảng Bình.Ngoài thông tin mới nhất về kỳ thi và xét tuyển năm 2025 do thạc sĩ Hoàng Thúy Nga, chuyên viên cao cấp, Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), và đại diện gần 30 trường ĐH, CĐ chia sẻ thì chương trình còn có điểm nhấn khác: hoạt động tư vấn, trải nghiệm chọn ngành nghề tại các gian hàng.Tại gian hàng Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, rất đông nữ sinh đến tìm hiểu thông tin tuyển sinh về khối ngành kỹ thuật của nhà trường."Em nghĩ rằng các ngành nghề kỹ thuật lâu nay được xem là lĩnh vực của nam giới, nhưng em lại có đam mê mãnh liệt và rất muốn trở thành kỹ sư sau này. Em đang phân vân giữa ngành công nghệ thông tin và ngành quản lý xây dựng… Sau buổi tư vấn hôm nay, em đã có rất nhiều thông tin bổ ích, em sẽ hội ý với gia đình và đưa ra quyết định", em Dương Yến Nhi (lớp 12, Trường THPT Đồng Hới) nói.Trước băn khoăn này, một tư vấn viên của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng thông tin nhanh: "Hiện nay, đối với các ngành kỹ thuật, khi có sự hỗ trợ rất lớn từ thiết bị máy móc thì nữ giới vẫn có thể làm tốt như nam giới, thậm chí các bạn nữ tiếp cận công việc còn nhanh hơn nam… Điều có thể thấy rõ nhất đó là tại nhà máy sản xuất linh kiện điện tử có rất nhiều nhân viên, cán bộ quản lý là nữ". Khối ngành chăm sóc sức khỏe và kinh tế cũng luôn luôn "nóng" đối với học sinh (HS) lớp 12, vì vậy đã có rất đông HS đã chen chân, xếp hàng để được tư vấn tại Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế và ĐH Duy Tân…"Em rất thích theo ngành điều dưỡng hoặc y tế dự phòng, em đang tìm kiếm thông tin về khối ngành chăm sóc sức khỏe của các trường ĐH ở TP.Đà Nẵng, TP.Huế. Tại các gian hàng, em được trải nghiệm, được các thầy cô giới thiệu về nghề y… Rất hấp dẫn!", em Hoàng Thị Huyền Trang (lớp 12, Trường THPT Đồng Hới) nói.Dưới đây là những hình ảnh học sinh tỉnh Quảng Bình hào hứng tham gia các hoạt động trải nghiệm tại gian hàng Tư vấn mùa thi năm 2025: